Tiêu chuẩn chẩn đoán Nhược thị

Chẩn đoán nhược thị đòi hỏi phải phát hiện được giảm thị lực (xem Bảng bên dưới) và xác định nguyên nhân tiềm tàng. Khi chẩn đoán Nhược thị mà không phát hiện được nguyên nhân (lác, tật khúc xạ không đều, tật khúc xạ cao ở 2 mắt, che khuất trục thị giác, có bất thường về cấu trúc nhãn cầu) là rất hiếm. Nên cân nhắc kỹ lưỡng một chẩn đoán thay thế khi giảm thị lực mà không có nguyên nhân rõ ràng.

BẢNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NHƯỢC THỊ

Đánh giá

Phát hiện

Chẩn đoán Nhược thị một mắt

Phản ứng với việc che kín 1 mắt

Sự khó chịu bất đối xứng khi che lần lượt từng mắt.

Đặc điểm định thị

Không thể bắt đầu hoặc duy trì định thị hoặc thể hiện ưu tiên định thị một mắt

Thử nghiệm tìm mắt trội ở trẻ nhỏ

Phát hiện chênh lệch giữa hai mắt từ hai quãng tám trở lên*

Thị lực tối đa sau chỉnh kính (BCVA)

Sự khác biệt thị lực giữa hai mắt từ hai hàng trở lên, với mắt tốt hơn nằm trong phạm vi bình thường†

Chẩn đoán Nhược thị hai mắt

Thị lực tối đa sau chỉnh kính từng mắt

Từ 3 đến <4 tuổi: Thị lực (Visual Acuity - VA) dưới 20/50 ở cả hai mắt (tương đương dưới 4/10)

Từ 4 đến <5 tuổi: VA dưới 20/40 ở cả hai mắt (tương đương dưới 5/10)

Tuổi ≥5: VA dưới 20/30 ở cả hai mắt (tương đương dưới 7/10).

Ghi chú

  1. Cần phải có yếu tố gây nhược thị một bên hoặc hai bên, cùng với thâm hụt VA tương ứng.
  2. *Sự khác biệt 2 quãng tám là sự khác biệt 4 lá bài trong bộ  thẻ “Teller Acuity Cards” đầy đủ.
  3. Trong trường hợp nhược thị hai mắt, thị lực có thể không đối xứng.

Phụ huynh cần ghi nhớ:

  1. Việc nắm được chẩn đoán nhược thị của con mình là bắt buộc trước khi hình dung được phương pháp điều trị nào sẽ được áp dụng, hình dung được lộ trình điều trị bao gồm:
  1. Sẽ cần tái khám trong bao lâu
  2. Thời gian dự kiến thấy được đáp ứng tăng thị lực ở trẻ
  1. Bên cạnh chẩn đoán rõ ràng nhược thị 1 mắt hay nhược thị 2 mắt, phụ huynh cũng cần nắm được chẩn đoán mức độ nhược thị của con, sẽ được trình bày ở bài viết tiếp theo.